Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Khủng hoảng năng lượng và các rủi ro hiện hữu
Người ta gọi cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra là cú sốc lớn đầu tiên về năng lượng của kỷ nguyên xanh.

Khi bài toán cung - cầu bị bỏ quên

Kể từ tháng Năm, giá của “combo dầu khí” gồm dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đã phải khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than vì không chịu nổi “nhiệt” từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu và đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu.

Giá xăng từng được ví là “rẻ như rau” ở Mỹ đã chạm 3 USD/gallon. Trung Quốc và Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng mất điện. Trong khi đó, nguồn cung cấp nhiên liệu sưởi ấm cho cả châu Âu mùa Đông năm nay nằm gọn trong tay Nga.

Ít người tin rằng hiện tượng thiếu hụt năng lượng có thể xảy ra khi vào năm 2020, nhu cầu toàn cầu đã giảm 5% - mức giảm cao nhất kể từ sau Thế chiến II, do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nhiều ngành nghề, doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động.

Nhưng khi kinh tế thế giới phục hồi trở lại, nhu cầu tăng lên, đẩy mức dự trữ năng lượng xuống mức thấp nhất. Tồn kho dầu chỉ ở mức 94% so với mức thông thường, dự trữ khí đốt của châu Âu là 86%, dự trữ than của Ấn Độ và Trung Quốc dưới 50%. Hiện tượng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đang dần bộc lộ nhiều vấn đề lớn hiện nay.

Với xu hướng cắt giảm chi phí trong ngành năng lượng, khiến đầu tư vào năng lượng hiện không tương xứng với yêu cầu - chỉ bằng một nửa mức cần thiết, để có thể đáp ứng được mục tiêu tham vọng giảm lượng khí thải carbon ròng về mức 0 vào năm 2050.

Khi đó, chi tiêu và đầu tư cho năng lượng tái tạo cần tăng lên, trong khi lộ trình cắt giảm cung và cầu của nhiên liệu hóa thạch cần thực hiện đồng thời, để không tạo ra sự chênh lệch nguy hiểm giữa cung - cầu.

Trên thực tế, nhiên liệu hóa thạch hiện đang đáp ứng đến 83% nhu cầu năng lượng sơ cấp, do vậy cần phải có lộ trình giảm dần nhu cầu đối với loại năng lượng này theo mục tiêu giảm khí thải. Tuy nhiên, những quy định về “sản xuất sạch”, áp lực của nhà đầu tư và các quy định áp đặt với nhiên liệu hóa thạch đã khiến đầu tư vào nhiên liệu này giảm tới 40% kể từ năm 2015.

Gas hiện là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề trên. Việc chuyển đổi từ sử dụng than và dầu sang gas có thể giảm lượng phát thải hơn 50%. Tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Á, gas có vai trò làm nhiên liệu chuyển tiếp trong giai đoạn 2020-2030, sau khi từ bỏ sử dụng than và trước khi nguồn cung về năng lượng tái tạo tăng lên.

Tuy nhiên, hiện có quá ít dự án đầu tư vào gas. Theo công ty nghiên cứu Bernstein, sự thiếu hụt về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn cầu có thể tăng từ 2% nhu cầu hiện nay lên đến 14% vào năm 2030.

Tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đang đẩy thế giới vào các rủi ro địa chính trị. Rủi ro về nguy cơ bị cắt giảm nguồn cung năng lượng luôn hiện hữu, khi các quốc gia phương Tây từ bỏ sản xuất nhiên liệu hóa thạch, nguồn cung năng lượng sẽ phụ thuộc vào các quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào, trong đó có Nga.

Tỷ trọng sản lượng dầu từ OPEC+ có thể tăng từ 46% hiện nay lên 50% hoặc cao hơn vào năm 2030. Nga được xác định hiện có trong tay con “át chủ bài” về năng lượng đối với ít nhất là châu Âu. Nước này giữ nguồn cung cấp 41% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu và quyền lực Nga sẽ tăng lên khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) được triển khai và phát triển, mở rộng thị trường ở châu Á.

Trong tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 với dự định đề ra một lộ trình để giảm lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050.

Cần một bộ đệm an toàn

Một vấn đề khác đến từ chính những khiếm khuyết của thị trường năng lượng. Xu hướng cắt giảm, bãi bỏ các quy định từ những năm 1990 khiến ngành năng lượng của nhiều quốc gia chuyển từ việc bị Nhà nước điều hành sang cơ chế thị trường với giá điện và khí đốt do thị trường ấn định.

Tuy nhiên, cơ chế này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi sản lượng nhiên liệu hóa thạch giảm, sự độc quyền của các nhà cung cấp, trong khi tỷ trọng năng lượng mặt trời và gió ngày càng tăng nhưng chưa bảo đảm tính liên tục, cũng như đáp ứng đủ nhu cầu.

Điều nguy hiểm hơn là cú sốc năng lượng này sẽ làm chậm tốc độ chuyển đổi sang năng lượng sạch của nền kinh tế thế giới. Dư luận ở phương Tây, bao gồm cả Mỹ, vẫn ủng hộ năng lượng sạch, nhưng họ sẽ không thể ngồi yên khi tình trạng khan hiếm đã đẩy giá khí đốt đắt đỏ chưa từng có.

Còn tại nền kinh tế tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - Trung Quốc, Thủ tướng nước này mới đây đã phát biểu rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng phải “ổn định và có tốc độ phù hợp”, hàm ý việc cho phép sử dụng than trong thời gian dài hơn.

Thực tế đang đặt ra bài toán cần phải thiết kế lại thị trường năng lượng. Cần có biện pháp tạo các “bộ đệm an toàn” nhằm hấp thụ sự thiếu hụt và đối phó với vấn đề nguồn cung không liên tục của năng lượng tái tạo.

Các nhà cung cấp năng lượng cần dự trữ nhiều hơn, giống với việc các ngân hàng dự trữ vốn. Chính phủ có thể mời các công ty đấu thầu các hợp đồng cung cấp năng lượng dự phòng hoặc sử dụng nhiều hơn các nhà máy hạt nhân.

Khi thế giới có nguồn cung đa dạng, có thể làm giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia cung cấp năng lượng chủ chốt như Nga.

Tờ The Economist đưa ra giải pháp phát triển ngay ngành LNG trong ngắn hạn; trong khi về dài hạn, cần tăng cường thương mại toàn cầu để giúp các quốc gia sở hữu năng lượng tái tạo có thể xuất khẩu năng lượng. Hiện tại, chỉ 4% lượng điện ở các nước giàu được giao dịch qua biên giới, so với 24% lượng khí đốt toàn cầu và 46% lượng dầu mỏ.

Tuy nhiên, các giải pháp trên lại đặt ra một thách thức khác, nguồn vốn đầu tư cho năng lượng sạch phải tăng hơn gấp đôi, lên từ 4-5 nghìn tỷ USD/năm.

Nhưng một khó khăn khác đang “bó chân” các doanh nghiệp, chính là về chính sách của các nước còn chưa cụ thể, rõ ràng. Nhiều quốc gia hiện đã có những cam kết giảm phát thải xuống 0, nhưng lại chưa có giải pháp thay thế và kế hoạch thực hiện rõ ràng. Họ cũng chưa nhận được sự ủng hộ của người dân về việc tăng thuế và các hóa đơn về năng lượng sạch.

Trong tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 với dự định đề ra một lộ trình để giảm lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, ngoài việc ký các cam kết, cú sốc khan hiếm năng lượng này đặt ra bài toán cung - cầu thực tế, rằng quá trình chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch phải tiến hành theo lộ trình thế nào?
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Gần một nửa doanh nghiệp đầu tư 5% cho bảo mật trong công nghệ thông tin (24-10-2021)
    Khủng hoảng khí đốt Modolva: Gazprom nói thẳng thắn (24-10-2021)
    Tencent sẽ lập ủy ban độc lập giám sát quyền riêng tư (20-10-2021)
    Tỷ phú Jack Ma xuất hiện tại châu Âu sau 1 năm 'ở ẩn', cổ phiếu Alibaba bật tăng 9% (20-10-2021)
    Đến năm 2025, hướng tới Bộ Tài chính số, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 (20-10-2021)
    Vừa rục rịch phục hồi, ngành hàng không lại lao đao vì giá xăng dầu leo thang (19-10-2021)
    Anh tạo thêm hàng chục nghìn việc làm nhờ chiến lược năng lượng 'xanh' (19-10-2021)
    Nhà máy điện đào Bitcoin lãi hơn bán điện và cái giá phải trả (19-10-2021)
    Pfizer và Moderna dự kiến thu hơn 93 tỉ USD từ bán vaccine COVID-19 trong năm 2022 (19-10-2021)
    Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/10: Nên tập trung vào cổ phiếu cụ thể (18-10-2021)
    Australia: các địa phương tiếp tục công bố lộ trình mở cửa nền kinh tế (18-10-2021)
    Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đe dọa đứt gãy chuỗi cung kéo dài (18-10-2021)
    Nhánh đầu tiên của Dòng chảy phương Bắc 2 lấp đầy 177 triệu m3 khí, sẵn sàng vận hành (18-10-2021)
    Chuyến hàng hóa đầu tiên của Afghanistan vận chuyển sang châu Âu (18-10-2021)
    Tài sản ông Elon Musk chạm mốc 230 tỉ USD, giàu bằng tỉ phú Bill Gates và Warren Buffett cộng lại (17-10-2021)
    Trung Quốc kiểm soát bitcoin, cơ hội cho Mỹ (17-10-2021)
    Tài sản Elon Musk tiếp tục tăng, nhiều hơn Bill Gates và Warren Buffett cộng lại (16-10-2021)
    PBoC khẳng định cuộc khủng hoảng nợ Evergrande có thể kiểm soát được (16-10-2021)
    Thị trường cho thuê mặt bằng sau dịch Covid-19: 'Gió tầng nào gặp mây tầng đó' (16-10-2021)
    Khí đốt chuyển qua Ukraine giảm mạnh, Nga nêu nguyên nhân (16-10-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153084181.